Giới thiệu chung về đình chùa Hoàng Xá
Đình chùa Hoàng Xá nằm ở xã Bình Dương, thị xã Đông Triều, được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xếp hạng là di tích cấp Tỉnh tại Quyết định số 4423/QĐ-UBND, ngày 28/12/2016.
Đình chùa Hoàng Xá hay còn gọi là đình Nhị. Trước đây xã Hoàng Xá có hai ngôi đình, đình ở xóm dưới được gọi là đình Hạ hay đình Nhị, bên trái đình có chùa tên chữ là Hoàng Hoa tự.
Theo tài liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, vào thời Trần có ông Nguyễn Danh Vưu, vợ là Phạm Thị Phương đã đến đây, là người đức độ, nhưng không có con. Với mong muốn làm điều nhân nghĩa cứu giúp dân nghèo nên hai vợ chồng đã làm nhiều việc tốt, nhiều công đức xây dựng đình chùa. Vào một đêm trăng thanh trời nóng, bà mơ gặp một ông lão râu tóc bạc phơ, tướng mạo đường đường theo hầu hơn cả chục người như 18 vị La Hán đứng chầu hai bên. Ông già nói: “nhà ngươi đời đời âm chất, vợ chồng đều là người lương thiện. Nay tuổi đã cao, ta ban cho ngươi hai vị phật đồng này làm vẻ vang cửa nhà”. Rồi bà đã sinh hạ được hai người con trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Nguyên; Quang. Trong xóm có người cùng tuổi tên là Lý Đình Khuê nên đã kết giao ba anh em. Sau đó cả ba người đều tài giỏi và ra làm quan dưới triều vua Trần Thánh Tông. Sau khi thắng giặc, thái tử Trần Khâm lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Trần Nhân Tông về tu ở núi Yên Tử, ba ông cũng hộ giá theo, quy y cửa phật. Nguyên công, Quang công và Khuê công đều lấy hiệu là Phổ Hộ cư sỹ; Phổ Tế cư sỹ; Phổ Lại cư sỹ.
Lại có truyền thuyết kể rằng, vào thời Lý có một số cụ từ Thanh Hóa, Thái Bình ra đây lập nghiệp. Có người con gái họ Lương tên là Lương Hồng Châu Ngọc Thị Nương rất thông minh tài sắc, đã đưa được nước về để dân làng Vàng cày cấy, từ đó dân làng sinh sôi, đời sống ấm no. Dân làng tôn bà là Bà chúa (Bà chúa làng Vàng).
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đình chùa Hoàng Xá là căn cứ cách mạng, nơi đã diễn ra các trận giao tranh quyết liệt giữa ta và địch. Năm 1954, đơn vị cuối cùng của giặc đã rút khỏi đất Đông Triều. Để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chính quyền đã xây dựng đại tưởng niệm tại nơi đây.
Ngày nay, đình chùa Hoàng Xá thờ Ngũ vị Cao sơn Đại vương qua các triều vua được sắc phong làm thành hoàng của làng là: Đương cảnh Ngũ lôi nội đình đại vương; Đương cảnh Thượng đình đại vương; Đương cảnh thần hoàng đại vương; Hồng cư sỹ đại vương; Lương Hồng Châu Ngọc Thị Nương.
Cụm di tích đình chùa Hoàng Xá gồm các công trình tam quan; đình; chùa và đài tưởng niệm liệt sỹ. Hiện nay, đình chùa Hoàng Xá đang trong quá trình bảo tồn, tôn tạo nên dẫy tam quan cũng đang được xây dựng lại bằng gạch đỏ. Sau nhiều lần trùng tu, đình được xây dựng lại hoàn toàn trên nền móng cũ năm 2001, kiến trúc chữ Đinh (J) gồm ba gian tiền đình, một gian hậu cung lợp ngói sông Cầu, bờ nóc đắp nổi lưỡng long chầu nhật, hai bên đầu hồi có hai con sấu chầu vào, hai trụ phía trước là hai con ghê sứ. Tiền đình xây dựng ba gian. Dài 10.3m; rộng 6.2m bằng gạch đỏ vữa xi măng. Bậc tam cấp cao 1m so với nền. Đình gồm ba cửa theo kiểu bức bàn chân cối. Sân và nền đình lát gạch đỏ. Chùa được xây dựng năm 1997, kiến trúc chữ Đinh (J) gồm ba gian tiền đình, một gian hậu cung lợp ngói sông Cầu. Chùa xây theo kiểu tường hiên quá mái. Phía trên cuốn thư đắp ba chữ Hoàng Hoa Tự. Tường xây gạch đỏ xi măng dài 9.65m, rộng 5.7m. Kiến trúc bê tông gồm hai vì kèo, hai đầu hồi đứng đốc. Hiên có bốn cột vuông đỡ mái, hai bên hai bẳng ghi công đức. Hậu cung (chuôi vồ) nối thông tiền đường thẳng gian giữa dài 3.85m; rộng 3.68m. Ban thờ chính giữa xây rộng 1.8m giật sáu cấp: cấp 1 cao 1.5m; cấp 2 và cấp 3 cách nhau 0.2m cấp 4 cách cấp 3 0.4m; cấp 5 và cấp 6 cách cấp 4 0.3m; trên cùng cao 2.9m. Đài tưởng niệm liệt sỹ xây dựng năm 1997 giữa đình và chùa. chính diện ghi dòng chữ: Đài tưởng niệm. Bên trong ghi Tổ quốc ghi công.
Trải qua thời gian cũng như qua hai cuộc kháng chiến cùng với công tác bảo quản hiện vật còn nhiều hạn chế nên các hiện vật trong cụm di tích không còn nhiều ngoài các bia ký đã mòn, chân cột đá đã vỡ. Hiện nay, tổng số bia ký còn lại là 15 tấm. Trong đó có 4 bia mang niên hiệu Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông (1740-1786) và 11 bia mang niên hiệu các vua triều Nguyễn. Các bia trên đã mòn, chữ khó đọc.
Lễ hội đình chùa làng Hoàng Xá được dân làng tổ chức hai lần. Lần thứ nhất vào ngày mùng 10 tháng giêng, lần thứ 2 vào ngày 20 tháng 10, thượng điền và hạ điền. Ngoài ra, vào các tiết mùng một, hôm rằm, ngày sóc vọng đều được dân làng thường xuyên tế lễ. Các ngày thượng điền và hạ điền dân làng gọi là ngày vào Đám, phải dọn vệ sinh đình chùa, sửa soạn đồ lễ vật và đồ tế lễ. Lễ hội luôn diễn ra trong nghi thức trang nghiêm, với mong muốn mưa thuận gió hòa, mùa mạng bội thu, cây cối tốt tươi và con người khỏe mạnh và bình an.
Với mục đích và ý nghĩa của cụm di tích đình chùa Hoàng Xá. Nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích, ngày 20 tháng 10 năm 2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định số 2381/QĐ-UBND về việc phê duyệt bảo quản, tu bổ cụm di tích đình chùa Hoàng Xá, hạng mục tam bảo trong thời gian là hai năm (2014-2015), tổng kinh phí tu bổ hơn chín tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác. Tổng diện tích là 400 m2. Tuy nhiên, hiện nay công tác thi công tu bổ di tích đang bị hạn chế do thiếu nguồn kinh phí, mới triển khai thi công được phần móng.
Để công tác bảo tồn, tôn tạo di tích được diễn ra theo đúng tiến độ, kịp thời đưa vào phục vụ nhu cầu tín ngưỡng lành mạnh của người dân địa phương cũng như các du khách thập phương thì cần phải có sự chung tay, góp sức của các cá nhân, tổ chức chính quyền. Nhất là các tấm lòng hảo tâm công đức để cùng nhau xây dựng di tích, gìn giữ nét đẹp truyền thống cho muôn đời./.
Chùa Hoàng Xá |
Theo tài liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, vào thời Trần có ông Nguyễn Danh Vưu, vợ là Phạm Thị Phương đã đến đây, là người đức độ, nhưng không có con. Với mong muốn làm điều nhân nghĩa cứu giúp dân nghèo nên hai vợ chồng đã làm nhiều việc tốt, nhiều công đức xây dựng đình chùa. Vào một đêm trăng thanh trời nóng, bà mơ gặp một ông lão râu tóc bạc phơ, tướng mạo đường đường theo hầu hơn cả chục người như 18 vị La Hán đứng chầu hai bên. Ông già nói: “nhà ngươi đời đời âm chất, vợ chồng đều là người lương thiện. Nay tuổi đã cao, ta ban cho ngươi hai vị phật đồng này làm vẻ vang cửa nhà”. Rồi bà đã sinh hạ được hai người con trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Nguyên; Quang. Trong xóm có người cùng tuổi tên là Lý Đình Khuê nên đã kết giao ba anh em. Sau đó cả ba người đều tài giỏi và ra làm quan dưới triều vua Trần Thánh Tông. Sau khi thắng giặc, thái tử Trần Khâm lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Trần Nhân Tông về tu ở núi Yên Tử, ba ông cũng hộ giá theo, quy y cửa phật. Nguyên công, Quang công và Khuê công đều lấy hiệu là Phổ Hộ cư sỹ; Phổ Tế cư sỹ; Phổ Lại cư sỹ.
Lại có truyền thuyết kể rằng, vào thời Lý có một số cụ từ Thanh Hóa, Thái Bình ra đây lập nghiệp. Có người con gái họ Lương tên là Lương Hồng Châu Ngọc Thị Nương rất thông minh tài sắc, đã đưa được nước về để dân làng Vàng cày cấy, từ đó dân làng sinh sôi, đời sống ấm no. Dân làng tôn bà là Bà chúa (Bà chúa làng Vàng).
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đình chùa Hoàng Xá là căn cứ cách mạng, nơi đã diễn ra các trận giao tranh quyết liệt giữa ta và địch. Năm 1954, đơn vị cuối cùng của giặc đã rút khỏi đất Đông Triều. Để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chính quyền đã xây dựng đại tưởng niệm tại nơi đây.
Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ |
Cụm di tích đình chùa Hoàng Xá gồm các công trình tam quan; đình; chùa và đài tưởng niệm liệt sỹ. Hiện nay, đình chùa Hoàng Xá đang trong quá trình bảo tồn, tôn tạo nên dẫy tam quan cũng đang được xây dựng lại bằng gạch đỏ. Sau nhiều lần trùng tu, đình được xây dựng lại hoàn toàn trên nền móng cũ năm 2001, kiến trúc chữ Đinh (J) gồm ba gian tiền đình, một gian hậu cung lợp ngói sông Cầu, bờ nóc đắp nổi lưỡng long chầu nhật, hai bên đầu hồi có hai con sấu chầu vào, hai trụ phía trước là hai con ghê sứ. Tiền đình xây dựng ba gian. Dài 10.3m; rộng 6.2m bằng gạch đỏ vữa xi măng. Bậc tam cấp cao 1m so với nền. Đình gồm ba cửa theo kiểu bức bàn chân cối. Sân và nền đình lát gạch đỏ. Chùa được xây dựng năm 1997, kiến trúc chữ Đinh (J) gồm ba gian tiền đình, một gian hậu cung lợp ngói sông Cầu. Chùa xây theo kiểu tường hiên quá mái. Phía trên cuốn thư đắp ba chữ Hoàng Hoa Tự. Tường xây gạch đỏ xi măng dài 9.65m, rộng 5.7m. Kiến trúc bê tông gồm hai vì kèo, hai đầu hồi đứng đốc. Hiên có bốn cột vuông đỡ mái, hai bên hai bẳng ghi công đức. Hậu cung (chuôi vồ) nối thông tiền đường thẳng gian giữa dài 3.85m; rộng 3.68m. Ban thờ chính giữa xây rộng 1.8m giật sáu cấp: cấp 1 cao 1.5m; cấp 2 và cấp 3 cách nhau 0.2m cấp 4 cách cấp 3 0.4m; cấp 5 và cấp 6 cách cấp 4 0.3m; trên cùng cao 2.9m. Đài tưởng niệm liệt sỹ xây dựng năm 1997 giữa đình và chùa. chính diện ghi dòng chữ: Đài tưởng niệm. Bên trong ghi Tổ quốc ghi công.
Trải qua thời gian cũng như qua hai cuộc kháng chiến cùng với công tác bảo quản hiện vật còn nhiều hạn chế nên các hiện vật trong cụm di tích không còn nhiều ngoài các bia ký đã mòn, chân cột đá đã vỡ. Hiện nay, tổng số bia ký còn lại là 15 tấm. Trong đó có 4 bia mang niên hiệu Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông (1740-1786) và 11 bia mang niên hiệu các vua triều Nguyễn. Các bia trên đã mòn, chữ khó đọc.
Một số hiện vật chùa Hoàng Xá |
Với mục đích và ý nghĩa của cụm di tích đình chùa Hoàng Xá. Nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích, ngày 20 tháng 10 năm 2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định số 2381/QĐ-UBND về việc phê duyệt bảo quản, tu bổ cụm di tích đình chùa Hoàng Xá, hạng mục tam bảo trong thời gian là hai năm (2014-2015), tổng kinh phí tu bổ hơn chín tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác. Tổng diện tích là 400 m2. Tuy nhiên, hiện nay công tác thi công tu bổ di tích đang bị hạn chế do thiếu nguồn kinh phí, mới triển khai thi công được phần móng.
Cụm di tích đình chùa Hoàng Xá (hạng mục tam bảo) đang thi công |
Giới thiệu chung về đình chùa Hoàng Xá
Reviewed by chuahoangxa
on
tháng 5 02, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: